Kiến trúc thế kỷ 17 của biệt thự 300 tuổi tại Scotland
Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014
Tòa biệt thự nằm sát bờ biển hoang sơ phía Bắc vùng cao nguyên Invesness với nội thất thiết kế theo phong cách truyền thống của người dân trong vùng.Mất khoảng 5 giờ đồng hồ đi ôtô từ Edinburgh về phía Bắc của Scotland, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công và đoàn phóng viên Việt Nam có dịp đặt chân đến Glenmorangie House, biệt thự 300 tuổi nằm trên vùng cao nguyên thành phố Invenesss. Nép mình giữa tàn tích lâu đài cổ và được bao quanh bởi hàng cây sồi cùng cánh đồng cỏ xanh bát ngát, biệt thự thanh tao đúng như nét dân dã của đồng quê châu Âu.Biệt thự nằm giữa không gian thanh bình của cỏ cây giữa vùng cao nguyên phía Bắc Scotland.Tầng 1 của căn nhà là hệ thống phòng khách, phòng ăn, phòng trà và nhà bếp được trang trí theo lối truyền thống của người Scotland với tấm thảm tartan, loại vải dệt đặc biệt với họa tiết kẻ ca rô, thường được sử dụng trên những bộ trang phục của người dân trong vùng. Mặc dù đã có bức tường đá dày để chống lại không khí lạnh giá mùa đông nhưng tại mỗi phòng đều có lò sưởi. Vào buối tối, khi nhiệt độ xuống thấp, các vị khách đến từ Việt Nam vẫn ngồi quanh lò sưởi tại phòng trà nhâm nhi ly rượu, tách café và đánh vài đường golf giải trí. Vừa trò chuyện, vừa ngắm nhìn những bức tranh hoài cổ trên tường các vị khách cảm nhận được sự ấm cúng, gần gũi như ở chính nhà mình.Riêng tầng 2 của biệt thự là hệ thống phòng ngủ, đặc biệt mỗi phòng được đặt một tên riêng và có cửa sổ nhìn ra khu vườn yên tĩnh. Toàn bộ phần rèm cửa, chăn, ga, gối trong phòng ngủ đều là sản phẩm cao cấp được làm từ lông cừu. Và nếu để ý kỹ, các vị khách sẽ dễ dàng nhận ra, những đồ vật nhỏ nhất trang trí trong phòng khách, phòng ngủ hay phòng ăn cũng được lựa chọn kỹ lưỡng để tạo nên nét sang trọng, vương giả cho toàn bộ căn nhà. Nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công, người Đức gốc Việt cho biết, dù từng thăm quan rất nhiều tòa biệt thự cổ của Âu châu nhưng với riêng anh, Glenmorangie House là sự kết hợp hài hòa và hoàn hảo từ kiến trúc đến nội thất, tạo nên phong cách sang trọng nhưng cũng ẩn chứa nét quyến rũ cổ điển. Dường như, anh còn nhìn thấy từng câu chuyện lịch sử tiềm ẩn trong mọi ngóc ngách của ngôi nhà.Cách trang trí nội thất theo phong cách cổ điển và sang trọng trong phòng khách của ngôi nhà.“Tâm hồn tôi như được thanh lọc khi được sống trong căn biệt thự yên bình này. Mỗi ngày thư thả ngồi ngắm thảm cỏ xanh uốn lượn theo hàng cây sồi, hoặc đi dạo dọc bờ biển phủ đầy hoa dại lúc bình minh lên khiến cho tôi thấy mình sống chậm lại để nhìn về cuộc đời và công việc. Cũng chính khung cảnh đẹp như tranh vẽ ấy đã cho tôi nguồn cảm hứng dồi dào cho các tác phẩm thiết kế nội thất tiếp theo, hướng mọi người đến sự hưởng thụ trọn vẹn”, Quách Thái Công chia sẻ. Từ biệt thự 300 tuổi có một con đường trải dài với hàng cây sôi cao vút dẫn những vị khách Việt Nam ra bãi biển Dormoch Firth vẫn còn nhiều nét hoang vu với bãi đá phủ rêu, tảo biển và rừng hoa dại vàng óng mọc ven vách núi.Đi bộ khoảng 10 phút men theo bờ biển, phiến đá cadboll cao vút với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo của người Pict hiện ra sừng sững giữa cánh đồng cỏ lau. Phiến đá này có từ cuối thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và được tộc người Picts, từng cai trị vùng đông bắc Scotland điêu khắc. Đây được coi là một trong những kiệt tác xuất chúng nhất của kỹ thuật điêu khắc châu Âu cổ. Nhiều thế kỷ sau đó, dưới sự tàn phá của thời gian, phiến đá bị phá hủy phân nửa nên đã được đem đến trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng quốc gia Scotland tại Edinburgh. Để gợi nhớ đến nền văn minh xa xưa, Barry Grove, một nhà điêu khắc trong vùng đã sử dụng búa, đục để tái tạo phiến đá cadboll có kích thước tương tự phiến đá nguyên thủy. Bắt đầu công việc từ năm 2000, sau 4 năm, ông mới hoàn thành được phiên bản của Cadboll Stone trên một phiến sa thạch.Trong hai ngày ở lại biệt thự 300 tuổi, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công còn có dịp thưởng ngoạn cảnh quan ở suối Tarlogie, dòng suối tự nhiên với bọt nước mát lạnh, tinh khiết và trong suốt. Bắt đầu cuộc trình trình từ những cơn mưa nhỏ vùng Scotland từ hơn 100 năm trước, dòng nước tinh khiết này được thẩm thấu dần qua các lớp đá vôi và đá sa thạch xốp, từng bước gom nhặt các khoáng chất tự nhiên để tạo thành dòng nước “cứng” (hard water). Nguồn nước này cũng chính là thành phần quan trọng tạo nên hương vị tươi mới cùng sự tinh tế cho quá trình sản xuất thứ đồ uống hảo hạng. Bên dưới dòng suối tĩnh mịch này, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công không khõi bỡ ngỡ trước khu chưng cất và hầm ủ rượu nổi tiếng của vùng cao nguyên Inveness.Nhà thiết kế nội thất Thái Công bên phiến đá cadboll với kỹ thuật điêu khắc tinh xảo.Để tạo nên loại thức uống hảo hạng, nhà máy sử dụng lúa mạch trồng tại Scotland. Loại lúa này sẽ được hong khô nhẹ bằng than bùn đốt trong quá trình mạch nha hóa và nước từ suối Tarlogie. Sau quá trình lên men và lọc nguyên chất, chúng sẽ được đem chưng cất trong những tĩnh đồng cao nhất tại Scotland với chiều cao khoảng 5,14m, tương đương với một chú hươu cao cổ trưởng thành.
Tags:
suu tam kien truc
Lên đầu trang
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét