NGŨ HÀNH NẠP ÂM TƯƠNG KHẮC
Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014
Khi chọn vợ chọn chồng theo “Bản mệnh”, tức là theo ngũ hành nạp âm. Có khi hành này khắc hành kia, không phải là xấu, lại nhờ khắc đó mà ra tốt. Chớ không phải mỗi lần khắc là xấu cả.
Trong hôn nhân phần xem tuổi vợ chồng qua Ngũ Hành sinh khắc của “Bản mệnh”, nhiều người thường lo lắng như trai mệnh Thổ lấy gái mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) sẽ yểu thọ, vì cây sẽ hút hết chất màu mở của đất v.v…
Tuy nhiên, trong 5 hành đều có tính chất riêng là phần nạp âm, như Thổ có Lộ bàng Thổ, Sa trung Thổ, Đại trạch Thổ v.v… Sau đây là tính chất sinh khắc của nạp âm :
HÀNH KIM :
Kiếm, Sa Kim phong lưỡng ban kim
Mộc mệnh nhược phòng tức khắc hiềm
Ngoại hữu tứ Kim giải kỵ Hỏa
Kiếm sa vô Hỏa bất thành hình.
Giải thích : Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim mà hợp cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng.
Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.
4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.
HÀNH HỎA :
Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu
Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Giải thích : Ba loại Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
HÀNH MỘC :
Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh
Bất phùng Kim giả bất năng thành
Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại
Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh
Giải thích : Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây trên đất) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế).
Những loại Mộc còn lại như Tùng Bá Mộc (cây tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai quang.
HÀNH THỦY :
Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưu
Nhị ban bất dữ Thổ vi cửu
Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ
Phùng chi y lộc tất nan cầu.
Giải thích : Đại Hải Thủy (nước biển), Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
Còn Trường Lưu Thủy (sông dài), Giang Hà Thủy (sông cái), Tuyền Trung Thủy (nước suối) và Đại Khê Thủy (nước khe) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.
HÀNH THỔ :
Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia
Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ.
Giải thích : Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ), Đại Trạch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Thành Đầu Thổ (đất bờ thành), Bích Thượng Thổ (đất trên tường) và Ốc Thượng Thổ (đất nóc nhà) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.
Tags:
phong thuy
Lên đầu trang
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét