Phát hiện bích họa người xưa trên vách núi
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016
Những bức vẽ, ký tự màu đỏ của người xưa trên một số vách núi ở miền Tây Thanh Hóa đang thu hút các nhà nghiên cứu văn hóa.
Từ bãi bồi sông Mã, bản Chăm, xã Xuân Phú, huyện miền núi Quan Hóa nhìn sang bên kia sông là dãy núi Pa Tém. Trên vách đá thẳng đứng (cao hàng chục mét so với mặt sông) ngay mép sông, là hình vẽ giống hình một con chó. Bên trái bức họa hình con chó khoảng vài mét có 3 hình người dang tay, trong đó người ở giữa lớn hơn hai người bên cạnh. Bên phải hình con chó khoảng 3 - 4 mét, cao hơn một chút có nhiều ký tự lạ và các hình vẽ khác nhưng đã mờ. Tất cả các nét vẽ bằng chất liệu màu đỏ như ngấm vào đá chứ không phải chạm khắc. Gần đây, một số người bắt tổ chim, sáo đã sử dụng sơn trắng để vẽ đè lên những hình vẽ trên.
Một số hình ảnh bức vẽ trên các vách núi ở Quan Hóa (Thanh Hóa). (Ảnh: Hoàng Lam).
Ông Hà Văn Dân ở thị trấn Quan Hóa cho biết, trước kia ông thường chèo bè chở gỗ ở bến sông Mã, xã Xuân Phú - gần một vách đá có các hình vẽ. Tuy nhiên, để có thể quan sát hình vẽ này rõ ràng, phải đợi thời điểm ban ngày có mưa, làm ướt vách đá.
Nhiều người dân ở bản Chăm sinh sống gần khu vực này cho biết: Những bức vẽ, ký tự lạ mà họ quan sát được khi trời mưa không biết xuất hiện từ thời điểm nào. Nhiều thế hệ sinh sống ở khu vực này trước đây đều đã thấy những bức vẽ trên. Những hiện tượng thiên nhiên được xem là lạ, bất thường gần khu vực những bức vẽ trên vách đá khiến nhân dân quanh vùng không khỏi băn khoăn. Như việc ở gần bích họa này có một hang đá lưng chừng núi. Những hôm gió lốc, mưa bão thổi vào hang tạo ra tiếng kêu boong boong, bùng bùng như khua trống, khua chiêng.
Ngoài dãy núi Pa Tém, những bức vẽ lạ dạng này cũng được phát hiện tại dãy núi Đá Ong, xã Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa). Trên vách đá cao khoảng 50 - 60m ở dãy núi Đá Ong cũng có hình sơ khai hai người đang bước đi. Chất liệu vẽ cùng loại chất liệu như các hình vẽ ở xã Xuân Phú. Điểm chung là các dãy núi có bích họa đều gần sông Mã. Vì sao người xưa có thể lên được các vách đá dựng đứng và cao như vậy để vẽ hình? Chủ nhân các hình vẽ thuộc tộc người nào... là thắc mắc của nhiều người nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
Điểm chung là các dãy núi có bích họa đều gần sông Mã.
Theo lý giải của một số người nghiên cứu văn hóa cổ xưa thì có khả năng chất liệu để vẽ các bức vẽ trên vách đá là thổ hoàng cùng một số loại cây cỏ giã ra, trộn với một loại khoáng chất chứa ô xít sắt. Hợp chất này ngấm được vào đá, nét vẽ có thể tồn tại hàng nghìn năm. Chất liệu này cũng từng được người xưa sử dụng ở quần thể bích họa tương tự trong rừng Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình.
Quan sát qua hình ảnh, phó giáo sư, tiến sĩ Trình Năng Chung, trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định: Theo phong cách nét vẽ sơ khai này thì có thể nó đã có từ hàng nghìn năm trước. Ở Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia, người ta cũng phát hiện nhiều bích họa gần giống bích họa này. Với người xưa, bích họa còn được cho là tác phẩm có "ý thức tôn giáo nguyên thủy"?
Tags:
suu tam my thuat
Đệm bông ép Hàn Quốc NaNoMax được nhà cung cấp hỗ trợ bán ra thị trường với mức chiết khấu tới 60% phù hợp với tất cả nhu cầu người tiêu dùng.
Trả lờiXóaNhiều công ty du lịch bán tour đi Thường Châu, Trung Quốc 2-3 ngày để cổ vũ tuyển U23 Việt Nam thi đấu trận chung kết với Uzbekistan. Mở hàng loạt tour đi Thường Châu cổ vũ U23 Việt Nam
Trả lờiXóa